.:Trường Đại học Tiền Giang:. 

Chia sẻ

Học ngành Bảo vệ thực vật chẳng lo thất nghiệp

23-02-2020

“Ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) giúp bạn có được kỹ năng phát hiện, năng lực nghiên cứu, quản lý và ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây hại thực vật, Xác định, đánh giá và đưa ra giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ thực vật trong sản xuất cây trồng... Dự kiến năm 2020, Trường ĐH Tiền Giang sẽ tuyển sinh ngành học mới này”, TS. Trương Quốc Tất -Phó trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học và Khoa học cây trồng của Trường ĐH Tiền Giang cho biết.

>> Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Cơ hội việc làm không bao giờ thiếunew! (2020-02-21)

* Thưa tiến sĩ, Thầy có thể cho biết thêm thông tin về ngành BVTV?

Thầy Trương Quốc Tất:

Ngành BVTV cung cấp các kiến thức về đất, dinh dưỡng cây trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, tìm hiểu các kiến thức về sâu bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng. Qua đó tổ chức xây dựng, điều hành mạng lưới BVTV các cấp nhằm cải thiện và năng cao sản lượng và năng suất cây trồng, sản xuất cây trồng theo hướng bền vững và an toàn sinh học.

* Ngành Bảo vệ thực vật đào tạo những gì, thưa Thầy?

Thầy Trương Quốc Tất:

Ngành BVTV đào tạo gồm các học phần sau:

- Các HP về sinh lý thực vật, di truyền học, dinh dưỡng cây trồng, côn trùng đại cương, bệnh cây đại cương, thổ nhưỡng, hệ sinh thái nông nghiệp, khí tượng nông nghiệp;

- Các HP về phì nhiêu đất, luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, côn trùng chuyên khoa, bệnh cây chuyên khoa, quản lý cỏ dại, hóa bảo vệ thực vật, vi rút hại thực vật, IPM trong bảo vệ thực vật, côn trùng kho vựa, sản xuất cây trồng sạch, tuyến trùng nông nghiệp, bệnh sau thu hoạch, công nghệ sinh học trong BVTV, thống kê ứng dụng và phép thí nghiệm trong nông nghiệp, phương pháp giám định bệnh hại cây trồng;

- Các HP về cây lúa, cây rau màu, hoa và cây cảnh, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, sản xuất cây trồng quy mô trang trại, nấm ăn, nhân giống cây trồng, kinh tế nông nghiệp, khuyến nông

- Các kiến thức bổ trợ về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), marketing nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp

- Các HP thực hành thực tập thực tế trang bị kiến thức thực tế về thiết bị, quy trình công nghệ phòng chống, kiểm tra và quản lý dịch hại thực vật, … tại trung tâm, chi cục, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn.

* Định hướng đào tạo (chuẩn đầu ra) của ngành Bảo vệ thực vật hhư thế nào thưa Thầy?

Thầy Trương Quốc Tất:

Về kiến thức, sinh viên nắm vũng:

Các kiến thức cơ sở về sinh lý, sinh hóa, di truyền và các kiến thức liên quan đến đất, khí tượng, hệ sinh thái, cây trồng, côn trùng và bệnh cây. Hiểu và biết vận dụng kiến thức để phát triển tư duy trong nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết các vấn đề trong sản xuất Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Các kiến thức về dịch hại cây trồng và sản phẩm cây trồng; kiến thức về phương pháp phát hiện, chẩn đoán xác định đúng đối tượng dịch hại cây trồng và sản phẩm của cây trồng như côn trùng, nhện, động vật hại, cỏ dại, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng,...; kiến thức về các nhóm thiên địch của dịch hại cây trồng và ứng dụng của chúng trong phòng trừ sinh học; kiến thức về kiểm dịch thực vật, phát hiện đối tượng gây hại mới và biện pháp phòng chống sự xâm nhập, lây lan gây hại của những đối tượng này; kiến thức mang tính hệ thống về các biện pháp canh tác, thủ công - cơ học, sinh học và hoá học nhằm phòng trừ và ứng dụng trong qui trình quản lý dịch hại tổng hợp; nắm vững được phương pháp nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp: xây dựng đề cương nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm, phân tích thống kê số liệu, trình bày kết quả, thảo luận và rút ra kết luận.

Về kỹ năng

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần đạt được một số kỹ năng sau:

- Kiểm dịch thực vật, phát hiện đối tượng gây hại mới và biện pháp phòng chống sự xâm nhập, lây lan gây hại của chúng.

- Nhận diện, xác định đúng và giải quyết được vấn đề dịch hại thường gặp trên cây trồng.

- Có năng lực thực hành, kỹ năng xử lý tình huống; có khả năng tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá và vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề bảo vệ thực vật trong thực tiễn sản xuất.

- Xây dựng được hệ thống tổng hợp để quản lý sâu, bệnh hại cây trồng và sử dụng hiệu quả các biện pháp thân thiện với môi trường trong quản lý dịch hại cây trồng.

- Tổ chức, thành lập và triển khai công việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có kiến thức để tham mưu về tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật cho lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội.

Thí nghiệm và khám phá tri thức: Phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về quản lý dịch hại để giải quyết được những vấn đề bảo vệ thực vật phát sinh.

- Có khả năng tự học tự nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo ra những giá trị mới.

- Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật, có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp;

- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc;

- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

Phẩm chất cá nhân

- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, tự tin, kiên định;

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, tận tuỵ;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, có trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật, ý thức kỷ luật cao.

* Cơ hội việc làm ngành Bảo vệ thực vật như thế nào, thưa Thầy?

Thầy Trương Quốc Tất:

Người học tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sẽ có cơ hội và khả năng làm việc ở các vị trí sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước như: Cục BVTV, Trung tâm BVTV vùng, Trung tâm KDTV vùng, Chi cục BVTV địa phương, Chi cục KDTV trực thuộc, các Viện, Trường và cơ sở đào tạo chuyên ngành BVTV.

- Các doanh nghiệp, công ty thuốc BVTV, Công ty giống cây trồng, ...

- Khởi nghiệp: Xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm Nông nghiệp hay hình thành công ty tư vấn hỗ trợ công tác BVTV cho doanh nghiệp khác trong việc xây dựng chuỗi ngành hàng nông nghiệp.

Sinh viên khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm tham gia chương trình "Vượt qua thử thách"

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm: B.422 – Cơ sở Thân Cửu Nghĩa; Điện thoại: 02733855351 hay  0918 818 202; Email: knncntp@tgu.edu.vn; Website: http://tgu.edu.vn/dept/?22

VĨNH SƠN