23-02-2020
“Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay”, TS. Dương Văn Hiếu - Trưởng khoa Công nghệ thông tin cho biết.
TS. Dương Văn Hiếu
* Xin Tiến sĩ giới thiệu tổng quan về ngành Công nghệ thông tin?
TS. Dương Văn Hiếu:
Công nghệ thông tin là nền tảng để phát triển nền kinh tế số. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và doanh nghiệp thì Công nghệ thông tin đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy xã hội phát triển.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất lớn, nó bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và truyền thông, bảo mật, trí tuệ nhân tạo, đa phương tiện, hệ thống thông tin,…
Để thuận lợi trong quản lý, tuyển sinh và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia Công nghệ thông tin ra làm nhiều ngành học khác nhau và trong đó có ngàng Công nghệ thông tin như: Khoa học máy tính (7480101), Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102), Kỹ thuật phần mềm (7480103), Hệ thống thông tin (7480104), Kỹ thuật máy tính (7480106), Công nghệ và kỹ thuật máy tính (7480108), Công nghệ thông tin (7480201), An toàn thông tin (7480202). Tất cả các ngành này nằm trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chúng ta có thể nói rằng, trong 8 ngành nói trên thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin thì ngành Công nghệ thông tin (7480201) là trọng tâm, là một ngành học quan trọng, được nhiều người biết đến. Trong thời đại kinh tế số thì ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn, thúc đẩy xã hội phát triển, và có nhiều việc làm đang chờ đợi các bạn.
Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp chuyên về Công nghệ thông tin và Truyền thông, Phần cứng, Phần mềm, An ninh mạng,… đang cần một số lượng lớn nhân lực về Công nghệ thông tin.
Đối với những bạn không thích bị gò bó thì Công nghệ thông tin cũng là một sự lựa chọn phù hợp. Một số cựu sinh viên của Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tiền Giang làm nghề tự do trong lĩnh vực Công nghệ thông tin có thu nhập cao hơn so với các bạn đi làm cho doanh nghiệp.
* Ngành Công nghệ thông tin đào tạo những gì?
TS. Dương Văn Hiếu:
Mặc dù nội dung đào tạo của từng Trường Đại học có khác nhau, như chúng ta đã biết, ngành Công nghệ thông tin là trọng tâm của các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Do đó, nội dung đào tạo của các Trường Đại học không có sự khác biệt nhiều.
Ngoài những nội dung bắt thuộc chung của tất cả các ngành học theo quy định của Nhà nước thì nội dung đào tạo của ngành Công nghệ thông tin bao gồm 4 khối kiến thức:
- Kiến thức nhập môn: Bao gồm các học phần liên quan đến vai trò và ứng dụng của ngành CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Kiến thức nền tảng ngành CNTT: Bao gồm các học phần về Kỹ thuật lập trình, Hệ điều hành, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính,…
- Kiến thức chuyên ngành CNTT: Bao gồm các học phần về Công nghệ phần mềm, An toàn và bảo mật thông tin, An ninh mạng, Phân tích và thiết kế hệ thống, Quản trị mạng, Quản trị cơ sở dữ liệu, Lập trình cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng, Lập trình ứng dụng .NET, Lập trình ứng dụng Java, Phát triển ứng dụng Web, Lập trình thiết bị di động…
- Kiến thức mở rộng: Bao gồm các học phần Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo, Lập trình song song/ phân tán, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định,…
Trường Đại học Tiền Giang phối hợp với đơn vị European Alliance for Innovation (EAI) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
* Định hướng đào tạo (chuẩn đầu ra) của ngành Công nghệ thông tin?
TS. Dương Văn Hiếu:
Kể từ năm 2016, Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Tiền Giang đã cải tiến Chương trình đào tạo Đại học Công nghệ thông tin theo tiếp cận CDIO. Đây là một tiếp cận tiên tiến trong phát triển chương trình đào tạo nhằm giúp người học đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp bằng cách tăng cường khả năng tư duy, thiết kế, triển khai và vận hành.
Chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ thông tin được xác định dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Tiền Giang sẽ đạt được các chuẩn sau:
Mục |
Chuẩn đầu ra |
---|---|
1 |
KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH |
1.1 |
Kiến thức giáo dục đại cương |
1.1.1 |
Kiến thức về Toán |
1.1.2 |
Kiến thức về pháp luật, khoa học xã hội, nhân văn |
1.1.3 |
Kiến thức về lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng |
1.1.4 |
Kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất |
1.2 |
Kiến thức cốt lõi ngành |
1.2.1 |
Kiến thức tổng quát về ngành |
1.2.2 |
Kiến thức về lập trình |
1.2.3 |
Kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
1.2.4 |
Kiến thức cơ sở dữ liệu |
1.2.5 |
Kiến thức hệ điều hành |
1.2.6 |
Kiến thức kiến trúc máy tính |
1.2.7 |
Kiến thức mạng máy tính |
1.3 |
Kiến thức ngành |
1.3.1 |
Kiến thức về phân tích, thiết kế và phát triển phần mềm |
1.3.2 |
Kiến thức nâng cao, mở rộng của ngành CNTT |
2 |
KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP |
2.1 |
Lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề |
2.1.1 |
Xác định và phát biểu vấn đề/bài toán |
2.1.2 |
Mô hình hóa vấn đề/bài toán |
2.1.3 |
Ước lượng, phân tích vấn đề, đề xuất giải pháp |
2.1.4 |
Đánh giá giải pháp và khuyến nghị |
2.2 |
Thử nghiệm, khảo sát và khám phá tri thức |
2.2.1 |
Hình thành giả thuyết |
2.2.2 |
Tìm kiếm, chọn lọc thông tin qua tài liệu giấy và tài liệu điện tử |
2.2.3 |
Thực hiện các thử nghiệm hay khảo sát thực tế |
2.2.4 |
Kiểm chứng giả thuyết và bảo vệ luận điểm |
2.3 |
Tư duy tầm hệ thống |
2.3.1 |
Nhìn tổng thể về hệ thống |
2.3.2 |
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống, hiểu sự tương tác giữa các thành phần trong hệ thống |
2.3.3 |
Xác định mức ưu tiên của mỗi thành phần trong hệ thống và phân bổ nguồn lực phù hợp |
2.3.4 |
Đánh giá hệ thống một cách toàn diện |
2.4 |
Kỹ năng và phẩm chất cá nhân |
2.4.1 |
Làm việc độc lập |
2.4.2 |
Thích nghi với môi trường nghề nghiệp |
2.4.3 |
Suy nghĩ sáng tạo |
2.4.4 |
Suy nghĩ phản biện |
2.4.5 |
Tự nhận biết về năng lực bản thân, có tinh thần cầu tiến |
2.4.6 |
Có ý thức học tập suốt đời, có kỹ năng tự học và học tập tự giác, chuyên cần |
2.4.7 |
Quản lý thời gian và nguồn lực |
2.5 |
Kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp |
2.5.1 |
Trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công việc |
2.5.2 |
Có trách nhiệm công dân và hành xử đúng đắn. |
2.5.3 |
Có ý thức định hướng học tập, làm việc cho sự phát triển nghề nghiệp tương lai |
2.5.4 |
Chủ động cập nhật kiến thức, kỹ năng trong lãnh vực chuyên môn |
3 |
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP |
3.1 |
Làm việc nhóm |
3.1.1 |
Xác định vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm |
3.1.2 |
Tổ chức hoạt động và phát triển nhóm |
3.2 |
Giao tiếp |
3.2.1 |
Sử dụng hiệu quả cách giao tiếp bằng ngôn ngữ viết |
3.2.2 |
Thuyết trình |
3.2.3 |
Đặt câu hỏi, lắng nghe và đối thoại |
3.3 |
Giao tiếp bằng ngoại ngữ |
3.3.1 |
Giao tiếp thông thường bằng Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ thay thế |
3.3.2 |
Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành tiếng Anh |
4 |
NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP |
4.1 |
Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh |
4.1.1 |
Ý thức được vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư |
4.1.2 |
Nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành và nhận thức được tác động của ngành đối với xã hội |
4.1.3 |
Hiểu biết các quy định của pháp luật đối với ngành |
4.2 |
Bối cảnh doanh nghiệp/tổ chức |
4.2.1 |
Tuân thủ các quy định và văn hóa của doanh nghiệp/tổ chức |
4.2.2 |
Hiểu đối tác, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp/tổ chức |
4.2.3 |
Hiểu tầm quan trọng của cơ hội kinh doanh thông qua kỹ thuật |
4.3 |
Hình thành ý dự án/hệ hống |
4.3.1 |
Thu thập yêu cầu của người dùng và thiết lập mục tiêu của hệ thống |
4.3.2 |
Xác định các chức năng, thành phần, kiến trúc của hệ thống |
4.3.3 |
Mô hình hóa hệ thống |
4.3.4 |
Lập kế hoạch triển khai dự án |
4.4 |
Thiết kế hệ thống |
4.4.1 |
Phân tích các phương án trong thiết kế và lựa chọn thiết kế phù hợp nhất với mục tiêu, yêu cầu của hệ thống |
4.4.2 |
Phân đoạn quy trình thiết kế hệ thống (thiết kế khái niệm, sơ bộ, chi tiết) và sử dụng mô hình xử lý phù hợp cho phát triển hệ thống. |
4.4.3 |
Lựa chọn và sử dụng các công nghệ và công cụ chuyên ngành phù hợp trong thiết kế |
4.5 |
Hiện thực hóa hệ thống |
4.5.1 |
Thiết kế tiến trình hiện thực hóa hệ thống |
4.5.2 |
Hiện thực hóa hệ thống dựa trên thiết kế |
4.5.3 |
Tích hợp các thành phần trong hệ thống |
4.5.4 |
Kiểm thử hệ thống |
4.6 |
Vận hành hệ thống |
4.6.1 |
Huấn luyện việc vận hành hệ thống |
4.6.2 |
Quản lý việc vận hành hệ thống |
4.6.3 |
Bảo trì và cải tiến hệ thống |
* Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin?
TS. Dương Văn Hiếu:
Phụ huynh và các em học sinh, sinh viên an tâm về cơ hội việc làm khi học ngành Công nghệ thông tin vì:
- Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp chuyên về Công nghệ thông tin và Truyền thông, Phần cứng, Phần mềm, An ninh mạng,… đang cần một số lượng lớn nhân lực về Công nghệ thông tin.
- Đối với những bạn không thích bị gò bó thì Công nghệ thông tin cũng là một sự lựa chọn phù hợp. Làm nghề tự do trong lĩnh vực Công nghệ thông tin có nhiều triển vọng trong tương lai.
- Trường Đại học Tiền Giang đã ký kết hợp tác với Công ty Công nghệ thông tin của tập đoàn VNPT v/v đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của VNPT-IT. Các em học tốt sẽ được VNPT-IT cấp học bổng tài năng và tuyển dụng.
- Việc thành lập Công viên phần mềm Mekong tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang sẽ cần một lượng lớn nhân lực ngành Công nghệ thông tin. Hơn nữa, các doanh nghiệp thuộc Liên minh VNITO cũng đang cần một lượng rất lớn nhân lực ngành Công nghệ thông tin.
- Ngoài ra, người tốt nghiệp Kỹ sư CNTT có thể trở thành giáo viên dạy Tin học tại các Trường THCS, THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu).
Trường Đại học Tiền Giang đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH BEOWULF Việt Nam, Công ty Công nghệ thông tin - Viễn Thông Tiền Giang
Thầy và trò Khoa Công nghệ thông tin trong ngày tốt nghiệp năm 2019
* Địa chỉ liên hệ lãnh đạo khoa và website, fanpage?
TS. Dương Văn Hiếu:
Phụ huynh và các em học sinh, thí sinh có thể liên lạc với Khoa Công nghệ thông tin thông qua Văn phòng Khoa hoặc Trưởng Khoa theo thông tin bên dưới.
THÔNG TIN LIÊN LẠC
Văn phòng Khoa:
Điện thoại: 02733 857 045
Thư điện tử: kcntt@tgu.edu.vn
Địa chỉ: Phòng B309, Cơ sở Thân Cửu Nghĩa, Trường ĐHTG
Fanpage: https://www.facebook.com/fit.tgu
Trưởng Khoa, Thầy Dương Văn Hiếu
Điện thoại, zalo: 0988 987 907
Email: duongvanhieu@tgu.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/duong.vanhieu.7
VĨNH SƠN