.:Trường Đại học Tiền Giang:. 

Chia sẻ

Thuốc lá và những tác lại khôn lường

23-11-2023

Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

          1. Khói thuôc lá chứa:

          - 7.000 chất độc hoá học

          - 70 chất gây ung thư

          - Chất phụ gia (Amoniắc)

          - Các-bon mô nô-xít

          - Nicotin: một điếu thuốc chứa 1-3mg

          1.1. Nicôtin

          1.2. Monoxit carbon (khí CO)

          1.3. Các chất gây ung thư

          1.3.1. Hắc ín (Tar): Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. 

          1.3.2. Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn. 

          1.3.3. Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không khói, snuff và khói thuốc lá.

          2. Số ca tử vong do thuốc lá trên thế giới

          - Thế giới: mỗi năm 6 triệu người chết.

          - Thế kỷ 20: 100 triệu người chết

          - Thế kỷ 21: ước tính 1 tỷ người chết.

          - Sử dụng thuốc lá gây tử vong cho 1/2 số người hút.

          - Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng giảm tại các nước phát triển và gia tăng ở các nước đang phát triển

          3. Các nguy cơ gây bệnh của khói thuốc lá

          3.1. Hút thuốc và ảnh hưởng đến chức năng phổi

          3.2. Hút thuốc và bệnh ung thư

          3.2.1. Ung thư phổi:

          3.2.2. Ung thư thanh quản (UTTQ): Hút thuốc lá là nguyên nhân gây UTTQ.

          3.2.3. Ung thư hầu, miệng;

          3.3. Hút thuốc và bệnh tim mạch

          3.4. Hút thuốc và bệnh hô hấp

          3.5. Hút thuốc và sức khỏe sinh sản

          4. Hút thuốc thụ động:

          4.1. Tác hại của hút thuốc thụ động

          4.2. Ảnh hưởng của hút thuốc thụ động với sức khỏe

          4.3. Ảnh hưởng của hút thuốc thụ động với bà mẹ và trẻ em

          4.4. Các bệnh do hút thuốc thụ động

5. Tình hình sử dụng thuốc lá và phôi nhiễm khói thuốc lá tại Việt Nam

- Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới.

- Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới 47,4%; nữ giới 1,4% (GATS 2010) ~ 16 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá.

- 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà.

- 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà.

- Trên 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

* Gánh nặng kinh tế do thuốc lá gây ra

- 14.000 tỷ VND/năm: mua thuốc lá.

- 2.304 tỷ VND/năm: điều trị 3 trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra.

- Các chi phí chưa tính được gồm:

+ Chi phí điều trị 22 bệnh còn lại (Thái Lan: tổng > 414 triệu USD/năm).

+ Chi phí của năng suất lao động bị mất do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá (Mỹ: 167 tỷ USD/năm; Úc: 23 tỷ USD/năm);

+ Chi phí nghỉ giữa giờ để hút thuốc;

+ Chi phí tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá (Úc: 63 triệu AUD/năm; Canada: 81,5 triệu CAD/năm);

+ Chi phí do phá rừng trên diện rộng để lấy gỗ sấy thuốc lá;

+ Chi phí vệ sinh tăng lên do sử dụng thuốc lá.

* Thuốc lá hủy hoại môi trường: Phá rừng lấy gỗ sấy thuốc lá: dùng nhiều thuốc trừ sâu để trồng cây thuốc lá làm xói mòn và bạc mầu đất: hút thuốc gây nhiều vụ hỏa hoạn rất nghiêm trọng

Tóm lại:

  • Thuốc lá là nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong và bệnh tật lớn thứ 2 tại Việt Nam. Bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá chỉ xảy ra nhiều năm sau khi hút thuốc lá.

  •  Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã và đang chịu gánh nặng khổng lồ về sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra.

  •  Thuốc lá là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhưng có thể phòng tránh được.

  •  Việc thực hiện môi trường không khói thuốc là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá.