15-09-2015
UBND TỈNH TIỀN GIANG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tiền Giang, ngày 27 tháng 9 năm 2013 |
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật ô tô
(Automotive Engineering Technology)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức:
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Hiểu được các vấn đề chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô từ phần động cơ, gầm đến phần trang bị điện ô tô;
- Vận dụng được những kiến thức toán và vật lý để phân tích, xử lý số liệu thực nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành ô tô;
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật lái và điều khiển ô tô;
- Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương TOEIC 300 điểm, trình độ B Tin học;
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
4. Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng cứng:
+ Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng của ô tô;
+ Sử dụng được thiết bị kiểm tra, chẩn đoán ô tô;
+ Biết lập kế hoạch bảo dưỡng cho các loại máy động lực, các dây chuyền, thiết bị cơ khí;
+ Tính toán, thiết kế được các dây chuyền, hệ thống cơ khí;
+ Vận hành được các dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực cơ khí;
+ Sử dụng được ít nhất một phần mềm dùng trong lĩnh vực cơ khí.
- Kỹ năng mềm:
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm hiệu quả;
+ Đọc, hiểu được các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành ô tô;
+ Có tác phong công nghiệp;
+ Diễn đạt, trình bày, tranh luận được các chủ đề khoa học trong lĩnh vực ô tô.
5. Yêu cầu về thái độ
- Ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Có lòng yêu nghề, nhận định được tầm quan trọng của nghề và tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có thái độ tự hoàn thiện bản thân mình, tự học, tự nâng cao.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Kỹ thuật viên sửa chữa chung ô tô;
- Kỹ thuật viên lắp ráp ô tô;
- Nhân viên kinh doanh, nhân viên phụ tùng ô tô;
- Quản đốc, cố vấn dịch vụ trong các trung tâm, đại lý ô tô;
- Kỹ thuật viên vận hành, bảo trì hệ thống trong các doanh nghiệp;
- Kỹ thuật viên lắp ráp, chuyển giao các dây chuyền, hệ thống cơ khí.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Đủ khả năng tự học tập, nghiên cứu, khả năng tiếp thu các công nghệ mới, chuyên ngành sâu thuộc lĩnh vực cơ khí ô tô;
- Có khả năng nâng cao ở các bậc học cao hơn như: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế nhà trường tham khảo
- Chuẩn đầu ra trình độ Đại học, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN -Vụ Giáo dục Đại học -Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET).
- Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra, TS. Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp.
- Hướng dẫn viết chuẩn đầu ra, Viện nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí minh.
- Chuẩn đầu ra các trường đai học: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tài liệu định hướng phát triển của Trường Đại học Tiền Giang.
- Guide to learning Outcomes, UCE, Birmingham.
- Professional Teaching Standards, National Board For Professional Teaching Standards, 2010.
Q. HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Văn Nhẫn