.:Trường Đại học Tiền Giang:. 


Tag

CNTP;

Chia sẻ

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

27-10-2022

I. GIỚI THIỆU

Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Công nghệ Thực phẩm vào tháng 3 năm 2021 từ Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Công nghệ Sau thu hoạch (được thành lập từ tháng 12 năm 2015 trên cở sở hợp nhất 2 bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch). Ngoài công tác giảng dạy, các viên chức bộ môn còn tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, tham dự các cuộc thi trong nước và quốc tế.

II. NHÂN SỰ

Hiện nay, Bộ môn có 13 viên chức trong đó có 03 viên chức có trình độ Tiến sĩ, 10 viên chức có trình độ Thạc sĩ, 01 viên chức đang thực hiện Ngiên cứu sinh ở Nhật Bản và 01 viên chức đang thực hiện nghiên cứu sinh ở Đại học Cần Thơ. Các giảng viên của Bộ môn rất năng động, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước; đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau về giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

TT

Họ và tên

Trình độ

Chức vụ

  1.  

Phạm Đỗ Trang Minh

Thạc sĩ

Phó Trưởng Bộ môn phụ trách

  1.  

Nguyễn Tấn Hùng

Tiến sĩ

Giảng viên

  1.  

Nguyễn Thị Hằng Phương

Thạc sĩ

Giảng viên

Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản

  1.  

Lê Thị Kim Loan

Tiến sĩ

Phó trưởng Khoa phụ trách

  1.  

Nguyễn Vân Ngọc Phượng

Thạc sĩ

Giảng viên

  1.  

Phạm Thành Lễ

Thạc sĩ

Giảng viên

Nghiên cứu sinh tại ĐH Cần Thơ

  1.  

Lê Văn Tặng

Thạc sĩ

Giảng viên

  1.  

Phan Thị Ngọc Hạnh

Thạc sĩ

Giảng viên

  1.  

Nguyễn Ái Thạch

Tiến sĩ

Giảng viên

  1.  

Nguyễn Thị Ngân

Thạc sĩ

Giảng viên

  1.  

Đàm Thị Kim Yến

Thạc sĩ

Chuyên viên

  1.  

Nguyễn Thành Nhân

Thạc sĩ

Giảng viên

  1.  

Phạm Thị Minh Hoàng

Thạc sĩ

Chuyên viên

 

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT

       Bộ môn quản lý 07 phòng thí nghiệm chuyên ngành phụ vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên như sau:

        + Phòng Phân tích Dinh dưỡng

        + Phòng Công nghệ Thực phẩm

        + Phòng Kỹ thuật Thực phẩm

        + Phòng Vi sinh Thực phẩm

        + Phòng Cảm quan thực phẩm.

+ Phòng Phân tích Chuyên sâu

+ Phòng lên men

        * Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Hệ thống công phá mẫu

Lò nung

Hệ thống cất đạm

Hệ thống rang hạt

Hệ thống chiết béo

Máy quang phổ

Thiết bị sấy hồng ngoại

Tủ sấy đa năng

Thiết bị ly tâm lạnh

Thiết bị đồng hóa áp suất

Hệ thống cô đặc

Hệ thống sấy thăng hoa

Thiết bị ghép mí

Máy đo cấu trúc

Hệ thống cô quay chân không

Thiết bị đồng hóa cơ

Tủ đông – Tủ mát

Thiết bị đo màu chất rắn

Hệ đo nhiệt độ nồi hấp tiệt trùng

Hệ thống sấy phun

Hệ thống phân tích chất xơ

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

            Bộ môn quản lý và tham gia giảng dạy 01 Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm hệ đại học.

 V. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hội thảo cấp trường về “Khoa học ứng dụng trong nông nghiệp và thực phẩm” được tổ chức vào tháng 7 năm 2018.

Hội thảo cấp khoa về “Xây dưng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm hệ đại học theo hướng tiếp cận CDIO” được tổ chức tháng 10/2018.

Hội thảo khoa học quốc tế 2018 “Kỹ thuật tiên tiến trong khoa học thực phẩm và công nghệ sinh học” (BFIC2018) được tổ chức vào tháng 12 năm 2018 với các bài báo cáo chuyên đề của các giáo sư tiến sĩ từ các nước Mỹ, Nhật, Úc và Hàn Quốc.

Hội thảo khoa học cấp khoa “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa NN&CNTP” được tổ chức tháng 6 năm 2020.

Hội thảo khoa học Quốc tế AFS2022 “Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực” được tổ chức tháng 6 năm 2022 trong đó có sự tham dự báo cáo chuyên đề của các chuyên gia đến từ các Quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ.

V. HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ DOANH NGHIỆP

Bộ môn Công nghệ thực phẩm – Sau thu hoạch nhận được sự tài trợ lâu dài về kinh phí từ Công ty Royal Foods Viêt Nam để đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của bộ môn và sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học.

Hàng năm bộ môn tiếp nhận sinh viên quốc tế từ trường đại học của Pháp đến thực tập trong thời gian 03 tháng.

Ngoài ra, bộ môn thường tiếp đón các đoàn quốc tế đến thăm và làm việc như Liên đoàn các Học viện Khoa học và Công nghệ thực phẩm ở ASEAN.

Hội thảo cấp trường "Hoa học ứng dụng trong Nông nghiệp và thực phẩm"

Hội thảo khoa học cấp Khoa "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa NN&CNTP"

Hội thảo quốc tế “Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực”

Hướng dẫn thực tập sinh Pháp

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm

Các tin khác :